Tâm lý người nghiện trong giai đoạn cắt cơn
Vấn đề cai nghiện đang là mối quan tâm lớn của toàn xã hội. Việc lựa chọn phương pháp cai nghiện ma túy nào hiệu quả vẫn luôn là bài toán khó trong công tác cai nghiện. Bên cạnh đó có nhiều quan điểm cho rằng cai nghiện chỉ cần cắt cơn là đủ. Đây là quan điểm hết sức sai lầm bởi lẽ cai nghiện ma túy là quá trình bao gồm cả thực hiện cắt cơn và phòng ngừa tái nghiện. Trong giai đoạn cắt cơn ngoài những biểu hiện về mặt cơ thể như hội chứng cai thì còn có những biểu hiện về mặt tâm lý của người nghiện, đó là hai phần rất quan trọng trong quá trình cai nghiện cho người nghiện, nó quyết định đến sự thành công trong suốt quá trình cai nghiện ma túy từ giai đoạn cắt cơn cho đến phòng chống tái nghiện. Chính vì vậy, bên cạnh việc nắm rõ được phương pháp cắt cơn cho họ, những người làm trong công tác này cũng cần có hiểu biết nhất định về tâm lý của người nghiện trong giai đoạn này để giúp đỡ người nghiện cai nghiện một cách hiệu quả và thành công nhất. Cắt cơn là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cai nghiện ma túy. Mục đích của việc cắt cơn là giảm thiểu những hội chứng cai về mặt cơ thể, giúp người nghiện đi vào tiến trình trị liệu và phục hồi tiếp theo của quá trình cai nghiện.
P.V: Xin ông Trong khi đó, cai nghiện ma túy được hiểu là việc ngưng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người nghiện thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì vậy người nghiện cần phải được điều trị. Hội chứng cai là trạng thái phản ứng của cơ thể khi cắt cơn hoặc giảm chất ma túy sử dụng ở người nghiện ma túy. Biểu hiện lâm sàng của hội chứng cai khác nhau phụ thuộc vào loại ma túy đang sử dụng. Người nghiện ma túy nhóm OPIATS (gồm thuốc phiện, heroin…) trong thời gian cắt cơn thường có những biểu hiện hội chứng cai như: Cảm giác thèm ma túy rất cao độ, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau cơ hoặc chuột rút, buồn nôn, giãn đồng tử, nổi da gà hoặc ớn lạnh, nhịp tim nhanh hoặc tăng huyết áp. Trong khi người nghiện ma túy dạng Amphetamine (ATS) có những hiểu hiện hội chứng cai: Mất ngủ hoặc ngủ lịm và mệt mỏi, chậm chạm hoặc kích động tinh thần vận động, trầm cảm, cảm giác thèm nhớ ma túy, tăng khẩu vị ăn nhiều hơn lúc bình thường. Ngoài những biểu hiện của hội chứng cai về mặt cơ thể ra trong giai đoạn cắt cơn người nghiện thường có một số biểu hiện về mặt tâm lý như sau: Sự thèm muốn sử dụng ma túy ở họ lên đến đỉnh điểm vì khi cắt cơn người nghiện sẽ ngưng sử dụng ma túy hoàn toàn dẫn đến xuất hiện hội chứng cai như đã nói ở trên. Vì sự ngưng dung nạp (sử dụng) ma túy vào cơ thể một cách đột ngột nên dẫn đến sự thèm nhớ ma túy lên đến đỉnh điểm, họ thay đổi hoàn toàn hành vi, biến động bất thường ở họ luôn xuất hiện cảm xúc giận giữ, cáu gắt, tội lỗi, mặc cảm, hoảng hốt, lo lắng… Tâm lý muốn buông xuôi tất cả, mất niềm tin vào bản thân, không muốn cố gắng nữa. Một số người trước khi bước vào giai đoạn cắt cơn thường tỏ ra rất quyết tâm nhưng họ nhanh chóng thay đổi ý định khi phải đối mặt với cơn thèm nhớ ma túy và các đau đớn của hội chứng cai. Lúc đầu họ sẵn sàng phối hợp với cán bộ, người thân để tham gia điều trị nhưng khi họ không vượt qua được hội chứng cai thì sẽ thay đổi ý định không muốn điều trị nữa. Tất cả những điều đó nếu họ không vượt qua được họ sẽ tìm mọi cách để tìm đến sử dụng lại ma túy, có thể tự làm đau bản thân, tự tử… để thoát khỏi sự kiểm soát của người khác và khi biết mình đã tái nghiện trở lại ở họ có thể xuất hiện trạng thái tâm lý muốn bỏ cuộc, buông xuôi tất cả. Họ cảm thấy lạc quan, tự mãn, họ vẽ lên nhiều viễn cảnh vì tin là mình đã cai được nghiện, dễ có nhiều ý nghĩ cường điệu hóa mọi vấn đề, khẳng định mình có thể chiến thắng được tất cả. Họ cố xóa và chạy trốn cảm giác thèm ma túy trường diễn, khủng khiếp ám ảnh họ, sợ nhớ lại cảm giác như có ròi bò trong xương, nóng lạnh bất thường… và khi không thể chịu đựng được cảm giác đó người nghiện sẽ đưa ra nhiều yêu sách với người thân để đạt được mục đích tiếp tục sử dụng ma túy của mình. Người thân và bác sĩ cũng có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đó của họ hay lầm tưởng rằng người nghiện đã cai được nghiện, đáp ứng các yêu cầu của họ và điều này hết sức nguy hiểm vì người nghiện họ sẽ lợi dụng những lúc này để tìm đến sử dụng ma túy trở lại. Như vậy, hội chứng cai chủ yếu là những biểu hiện đau đớn, khó chịu về mặt cơ thể nhưng có thể trở thành rào cản tâm lý cho người nghiện trong quá trình cai. Vì không ít trường hợp người nghiện tái nghiện, thậm chí cai nghiện gián đoạn (bỏ dở quá trình cai) vì họ không vượt qua hội chứng cai, hoặc xuất hiện tâm lý sợ hội chứng cai (đau bụng, hay đau đớn về mặt cơ thể khác, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi v.v...) Từ đó làm giảm quyết tâm và niềm tin cai nghiện thành công của họ. Chính vì vậy trong việc hỗ trợ cắt cơn cho người nghiện cần nắm vững được các khó khăn của người nghiện, các trạng thái tâm sinh lý của họ để giúp đỡ người nghiện tái hòa nhập cộng cồng và chống tái nghiện. Đây là công viêc không phải của riêng ngành Y tế, mà đòi hỏi sự phối kết hợp, sự trợ giúp của gia đình người nghiện và toàn xã hội. Những người trợ giúp người nghiện cai nghiện phải đặc biệt chú ý giai đoạn cắt cơn rất cần sự kiên quyết, nghiêm khắc đối với họ để giúp đỡ họ vượt qua trở ngại đầu tiên trong quá trình cai nghiện. Bên cạnh đó gia đình cần động viên người nghiện không nên hiểu đơn thuần cai nghiện là cắt cơn và khi thấy người thân mình nghiện ma túy đã buộc họ phải đi vào các trung tâm cai nghiện vì thực tế cho thấy người nghiện chỉ bỏ được ma túy khi còn ở trung tâm, còn về lại gia đình nhiều người lại tái nghiện và giúp họ hiểu rằng việc cắt cơn nghiện chỉ trong một thời gian rất ngắn từ 5 đến 10 ngày nhưng việc chống tái nghiện là suốt đời, các cảm giác đau, khó chịu sẽ qua đi sau thời gian cắt cơn. Đặc biệt trong thời gian cai nghiện không nên cho người nghiện liên lạc với nhóm bạn bè cũ, tránh những nơi đã từng sử dụng ma túy, nơi buôn bán ma túy, cần quan tâm chặt chẽ giờ giấc, tiền bạc và các mối quan hệ bên ngoài xã hội của người nghiện, đến các trung tâm trị liệu tâm lý để điều trị chống tái nghiện cho họ về mặt tâm lý. Như vậy thì việc cai nghiện mới có thể đem lại được sự thành công.